1. Màng lọc RO là gì?
Màng lọc RO (Reverse osmosis) là linh kiện không thể thiếu trong các hệ thống lọc nước RO. Công nghệ đã được phát minh và nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ trước, và hoàn thiện vào thập niên 70 sau đó.
Đầu tiên, màng RO chỉ được ứng dụng cho lĩnh vực hàng hải và vũ trụ. Sau đó dần trở nên phổ biến trong sinh hoạt và sản xuất có nhu cầu dùng nước tinh khiết.
Cấu tạo màng lọc RO bao gồm các lớp chính: lớp bảo vệ, lớp đệm, lớp màng lọc, lớp thẩm thấu. Các lớp màng RO được được xếp lại với nhau và cuộn lại giống như vỏ ốc, với kích thước khe màng rất nhỏ chỉ 0.0001 micron. Kích thước này chỉ lớn hơn một chút so với kích thước của phân tử nước và nhỏ hơn kích thước của phân tử natri clorua (0.0007 micromet).
Màng RO nổi tiếng là một trong những giải pháp xử lý nước hiệu quả nhất cho đến hiện nay. Các đặc trưng của màng lọc:
Khả năng loại bỏ muối hòa tan cao, đến hơn 99% tạp chất hòa tan, vi khuẩn, kim loại nặng. Vì vậy, nước sau lọc được cải thiện hương vị, ngon hơn, trong lành hơn.
Hoạt động ổn định, ít bám bẩn. Màng lọc có thể được tái sinh bằng các dung dịch axit hoặc bazơ nếu bị tắc nghẽn.
Thiết bị nhỏ gọn, nhưng lại có khả năng xử lý lớn.
Vận hành và điều khiển đơn giản.
Thời hạn sử dụng lâu, khoảng 24 tháng.
2. Nguyên lý màng lọc RO
Màng RO hoạt động theo cơ chế thẩm thấu ngược – ngược lại với cơ chế thẩm thấu tự nhiên.
Thẩm thấu là xu hướng tự nhiên. Khi đó, nước có nồng độ TDS (tổng chất rắn hòa tan) thấp đi đến nơi có nồng độ TDS cao hơn để cân bằng chất tan. Ngược lại, thẩm thấu ngược sử dụng áp suất lớn để đảo ngược quá trình thẩm thấu tự nhiên. Nước bị buộc đi qua màng từ TDS cao đến nơi có TDS thấp hơn.
Do đó, màng RO sử dụng năng lượng khá lớn trong quá trình lọc nước. Màng lọc RO là màng bán thấm cho phép các phân tử nước đi qua, nhưng để nhưng giữ lại phần lớn chất gây ô nhiễm, muối hòa tan, chất hữu cơ, vi khuẩn đi qua.
Màng lọc nước RO được đặt trong một hệ thống lọc hoàn chỉnh gồm 1 hoặc nhiều màng tùy công suất. Trước khi nước đến màng RO đã được xử lý sơ bộ qua những bộ lọc tiền xử lý.
Với áp lực lớn được bổ trợ từ bơm tăng áp, nước từ ngoài đi vào đến bên trong lõi. Cùng lúc đó, các khoáng chất hòa tan được giữ lại ở phía trước màng. Nước sau lọc có thể uống được ngay. Do các khe lọc đủ nhỏ để loại bỏ các hợp chất hữu cơ, khoáng chất, vi khuẩn, mầm bệnh có hại đi qua.
3. Phân loại các loại màng RO
Để phục vụ đa dạng nhu cầu người dùng, màng lọc RO có rất nhiều loại. Từ những loại nhỏ với công suất chỉ 8L/h đến những loại lớn hơn có thể tạo ra hàng trăm L/h nước tinh khiết. Nhưng nói chung, có thể phân thành 3 loại chính theo mức độ sử dụng là: dân dụng, thương mại, công nghiệp.
Màng lọc nước RO dân dụng
Một hệ thống xử lý nước RO dân dụng hiệu quả có thể bao gồm một hoặc một vài màng lọc RO, giúp loại bỏ toàn bộ muối và tạp chất có hại ra khỏi nước. Các màng RO cho gia đình và văn phòng loại bỏ từ 95% đến 98% hóa chất hòa tan và chất gây ô nhiễm vi sinh
Với cấu trúc dạng xoắn ốc được quấn quanh một ống trung tâm đục lỗ, nước xử lý thấm qua màng vào trong và chuyển động theo đường xoắn ốc ngược để được thu nhận ra bên ngoài.
Các màng RO gia đình có khả năng xử lý dung dịch đầu vào với nồng độ TDS đến 2000 ppm. Màng công nghệ cao được kết hợp để thuận tiện lọc nước uống ngay tại cơ sở. Một số công suất thông dụng: 50 GPD (7.9 L/h), 75GPD (11.85 L/h) và 100GPD (15.8 L/h). Khả năng loại bỏ muối của màng gia đình thường khá ổn định từ 98% trở nên ở điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn.
Màng lọc nước RO thương mại
Nước là một yếu tố thiết yếu của cuộc sống con người mọi lúc, mọi nơi, và trong các ngành dịch vụ, thương mại cũng không ngoại trừ. Ở những ngành này nhu cầu sử dụng nước là rất lớn. Các trung tâm thương mại, trường học, dịch vụ khách sạn, văn phòng, bệnh viện, trung tâm mua sắm… nước uống an toàn là vấn đề quan trọng nhất.
Để đáp ứng nhu cầu nước uống hàng ngày cho các cơ sở thương mại, cơ sở quy mô nhỏ, màng RO thương mại được tạo ra. Chúng có công suất lớn hơn so với màng gia đình nhưng nhỏ hơn so với những màng công nghiệp. Màng thương mại có khả năng loại bỏ tối thiểu 95% muối hòa tan cùng với khả năng phục hồi cao hơn và tiêu thụ năng lượng thấp.
Trong thị phần cung ứng hàng hóa của công ty chúng tôi, màng RO thương mại có nhu cầu sử dụng cao nhất kể từ vài năm nay. Màng lọc thương mại phù hợp nhất cho ứng dụng cấp nước quy mô trung bình, lưu lượng nước cao. Màng lọc RO có hiệu suất tốt khi được bảo quản trong điều kiện khô ráo.
Màng lọc nước RO công nghiệp
Các ngành công nghiệp dược phẩm, phòng thí nghiệm, sản xuất chế phẩm sinh học,… cần nhu cầu nước tinh khiết rất lớn. Nước phục vụ trong hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm kinh doanh. Đồng thời, nước cũng được sử dụng trong việc ăn, uống, các hoạt động sinh hoạt của công, nhân viên trong công ty.
Với nhu cầu sử dụng siêu lớn, các màng lọc nước RO dân dụng và thương mại không thể đáp ứng được. Khi đó, màng RO công nghiệp với công suất rất lớn phù hợp để sử dụng.
Ví dụ, các ngành như xi mạ – nước dùng để rửa, làm sạch; ngành chế biến đồ uống – đòi hỏi hàng tấn nước tinh khiết để thực hiện các hoạt động sản xuất…
Màng lọc công nghiệp có chất lượng cao giúp loại bỏ các hóa chất trong nước, cung cấp lưu lượng nước lớn, là lựa chọn hàng đầu cho các ngành sản xuất. Khả năng loại bỏ ô nhiễm từ 98-99%. Đây chính là giải pháp cho những thách thức nguồn nước trong công nghiệp.
Tham khảo: màng lọc nước RO 8040, màng lọc 4040.
4. So sánh màng lọc RO với các loại màng lọc khác
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại màng lọc khác để xử lý nước sạch như màng Nano (NF), màng vi lọc (MF), màng siêu lọc (UF). Các loại đều được tin tưởng sử dụng, tùy theo mục đích của người dùng. Tuy nhiên cho đến nay, màng RO vẫn được xem là linh kiện tốt nhất để xử lý nước uống, nước cho sản xuất.
Trong ứng dụng sản xuất nước uống, chỉ có nước qua màng lọc RO có thể uống trực tiếp sau lọc mà không cần đun sôi.
Nguyên nhân là do kích thước khe lọc của màng RO nhỏ nhất trong 4 loại trên. Xếp theo thứ tự kích thước khe lọc tăng dần tương ứng của RO – UF – NF – MF là 0.0001 – 0.001 – 0.001 – 0.1 micromet. Thông số này của màng RO còn nhỏ hơn cả kích thước của vi khuẩn.
Nước sau lọc RO gọi được gọi là nước tinh khiết, có khả năng loại bỏ 99% chất cặn bẩn, vi khuẩn.
Đặc điểm cấu tạo chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa màng RO và các màng lọc nước khác.
5. Bí quyết kéo dài tuổi thọ màng lọc RO
Nguyên nhân gây tắc màng RO
Màng lọc RO sau thời gian sử dụng lâu dài, thường bị tắc, hạn chế khả năng lọc nước. Một số nguyên nhân cho hiện tượng này như:
Thời gian sử dụng lâu dài, tần suất liên tục vượt quá khả năng làm việc ổn định của màng. Trên màngbám dính các tạp chất và kim loại, vi sinh vật, khiến màng bị bít lại.
Nước đầu vào có hàm lượng ô nhiễm cao, trong khi hệ thống tiền xử lý chưa đáp ứng loại bỏ các tạp chất thô trong nước nguồn. Một số loại nước có nồng độ ô nhiễm cao, cần chú ý hệ thống tiền xử lý như: nước giếng khoan, nước nhiễm đá vôi, nước cứng,…
Giới hạn hòa tan của canxi và sufat vượt quá mức bão hòa dẫn đến kết tinh trên bề mặt màng. Sự kết tủa của canxi cacbonat, canxi sulfat, bari sulfat, stronti sulfat và các hợp chất sắt… tạo các mảng bám chặt, cứng. Việc này xảy ra ở hầu hết các vùng nước tự nhiên chứa nồng độ tương đối cao của các ion canxi, sunfat và bicacbonat.
Hệ thống tiền xử lý đã được thiết kế quy chuẩn. Tuy nhiên, các lõi lọc thô không được thay thế định kỳ theo thời gian khuyến nghị của nhà sản xuất.
Màng RO không được sục rửa thường xuyên, tích tụ chất cặn dần dần dẫn đến tắc màng.
Dấu hiệu nhận biết màng lọc RO bị tắc
Trong quá trình sử dụng, nếu bạn nhận thấy:
Nước ra chậm, ít hơn bình thường. Thông thường lõi lọc RO sẽ tạo ra đến 60% nước tinh khiết. Nếu tỷ lệ này thấp hơn, thì có thể chúng đã bị tắc.
Máy bơm cần hoạt động mạnh hơn, tiêu tốn năng lượng, vì nước cần áp suất cao hơn để đẩy qua màng.
Nước chứa căn, có thể có mùi, vị lạ, do cuốn theo các tạp chất ở màng.
Nếu không có một số biện pháp ức chế cáu cặn, màng thẩm thấu ngược (RO) không thể hoạt động. Hoạt động kinh doanh, sản xuất, sinh hoạt cũng từ đó mà bị ảnh hưởng. Thời gian từ lúc bắt đầu giảm hiệu suất đến lúc màng lọc RO không thể hoạt động được phụ thuộc vào từng loại nước cấp khác nhau.
Giải pháp kéo dài tuổi thọ màng lọc RO
Khi kiểm tra thấy một trong những dấu hiệu trên, bạn cần thực hiện các thao tác sau:
– Sục rửa màng RO
Giải pháp đầu tiên nghĩ đến cần thực hiện là sục rửa màng. Cách làm đơn giản, dễ dàng để làm sạch và bảo vệ màng. Công tác vệ sinh nên thực hiện mỗi tháng 1-2 lần để kéo dài tuổi thọ, và hiệu suất lọc.
Làm sạch thường xuyên và tái sử dụng màng lọc RO là cách tốt nhất cho môi trường cũng như tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
– Kiểm tra hệ thống tiền xử lý màng RO
Tiền xử lý là quy trình rất quan trọng nhằm bảo vệ màng lọc tránh nguy cơ tắc nghẽn. Vì vậy người sử dụng cần lưu ý đảm bảo đúng quy trình tiền xử lý giúp bảo vệ cả hệ thống phía sau.
Kiểm tra các cột lọc thô, lõi lọc thô, cột lọc trao đổi ion để chắc chắn rằng tất cả hệ thống phía trước không có vấn đề. Nếu cột lọc đã lâu chưa tái sinh, sục rửa, hay hoàn nguyên, bạn cần tiến hành thao tác này.
Các lõi lọc và vật liệu lọc cũng cần được thay thế định kì, nghiêm ngặt, không nên cắt giảm chi phí mà kéo dài thời gian.
Các lõi lọc cần được thay thế sau thời gian từ 6 – 9 tháng.
Vật liệu lọc nên được thay thế từ 18 – 36.
Nếu dùng nguồn nước đầu có độ ô nhiễm càng cao, chứa nhiều tạp chất thì thời gian thay thế cần sớm hơn.
Vệ sinh màng lọc RO bằng hóa chất
Trên thực tế màng RO có thể bị tắc do những yếu tố vô cơ hoặc hữu cơ. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách giải quyết khác nhau:
– Đối với nguyên nhân bị nghẽn do các tạp chất hữu cơ, màng RO nên được ngâm trong dung dịch kiềm với pH <= 11 trong vòng 60 phút. Sau đó, bạn lắp vào bơm tuần hoàn, chạy trong vòng 1h, để xả nước
– Nếu màng bị tắc nghẽn bởi các tạp chất vô cơ, chúng ta có thể ngâm màng RO trong dung dịch axit có pH lớn hơn 2.5 trong vòng 60 phút. Sau đó, màng lắp vào bơm tuần hoàn, chạy liên tục trong vòng 1h, để xả nước.
Khi màng bị ô nhiễm bởi cả 2 yếu tố thì sẽ tiến hành sục rửa 2 lần. Goữa 2 lần cần phải rửa thật kĩ để tránh tạo kết tủa bên trong gây hỏng màng.
– Thêm hóa chất chống cặn
Hóa chất chống cặn là vật liệu hoạt động bề mặt, can thiệp vào phản ứng kết tủa theo ba cách chính:
– Ức chế ngưỡng: là khả năng giữ các dung dịch siêu bão hòa các muối hòa tan.
– Biến đổi tinh thể: là đặc tính làm biến dạng hình dạng tinh thể. Khi một tinh thể bắt đầu hình thành, các ion âm nằm trên phân tử phản cặn tấn công các điện tích dương, làm gián đoạn sự cân bằng điện tử. Khi đó, các tinh thể đóng cặn méo mó, thường có hình bầu dục và ít nhỏ gọn hơn.
– Tính phân tán: là khả năng hấp phụ trên các tinh thể hoặc các hạt keo, có xu hướng giữ cho các tinh thể bị phân tách. Điện tích anion cao cũng tách các phần tử khỏi các điện tích anion cố định có trên bề mặt màng.
Màng lọc RO cần được làm sạch và bảo dưỡng định kỳ. Để đạt được hiệu suất tối ưu, bạn cần sử dụng các hóa chất cụ thể, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu chú trọng vào hệ thống tiền xử lý sẽ tốt hơn so với làm sạch định kỳ với sản phẩm tẩy rửa mạnh liên tục. Từ đó giúp màng RO tồn tại lâu hơn.
Bao lâu cần thay thế màng RO
Bất kì vật dụng nào cũng cần được thay thế sau một khoảng thời gian sử dụng, màng lọc RO cũng không ngoại lệ.
Màng RO có khả năng tự sục rửa giúp tiết kiệm chi phí và nhân lực. Tuy nhiên sau thời gian dài việc sục rửa không hiệu quả, thì việc thay thế màng lọc là cần thiết. Thay thế màng lọc giúp loại bỏ hoàn toàn cặn, vi khuẩn, nấm mốc,… tích tụ bên trong.
Thông thường màng RO có thời gian sử dụng khoảng từ 1-2 năm tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn nước đầu vào sạch sẽ vừa giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời kéo dài tuổi thọ của màng lọc.
6. Màng lọc RO gia đình bị tắc nghẽn
Đã có rất nhiều câu hỏi gửi tới Toàn Á thắc mắc vì sao màng lọc RO của máy lọc nước sinh hoạt mới thay nhưng đã bị tắc nghẽn. Vậy nguyên nhân vì sao khiến màng lọc RO nhanh chóng bị tắc như vậy? Cách khắc phục ra sao?
Chất lượng nước đầu vào
Nguyên nhân chính đầu tiên gây ra hiện tượng tắc màng thẩm thấu ngược gia đình do chất lượng nguồn nước đầu vào quá kém. Nguồn nước có thể có nhiều tạp chất cứng (Ca2+, Mg2+), nước ở vùng núi đá vôi, nhanh chóng làm vòi bị tắc.
Cách kiểm tra đơn giản, bạn có thể đun nước qua bể lọc cát. Nếu dưới ấm xuất hiện cặn đáy, nước chứng tỏ chất lượng nước đầu vào rất thấp.
Trong những trường hợp như vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra các lõi lọc thô và lõi than hoạt tính phía trước màng. Các lõi này có nhiễm vụ loại bỏ các cặn thô trước khi đến màng. Nước càng ô nhiễm, lõi lọc thô cần hoạt động càng nhiều hơn. Thường xuyên thay thế các lõi phía trước để giảm áp lực cho màng RO. Xét về chi phí, các lõi thô có giá thấp hơn nhiều so với 1 lõi RO số 4.
Lõi lọc nước số 2 bị lỗi
Thông thường lõi than hoạt tính là lõi số 2. Nếu lõi này bị lỗi gioăng ca su không lắp đúng cách, các mạt than sẽ chảy ra ngoài và làm đen lõi số 3.
Bạn mở cốc lọc RO ra xem màng số 4 có các cặn đen của than hoạt tính không. Nếu có tức là lõi số 2 của máy lọc nước đã bị lỗi và cần được xử lý. Khắc phục tình trạng này, bạn cần thay lõi lọc số 2.
Lỗi cốc lọc nước
Lỗi này phần lớn xảy ra ở các máy lọc nước không có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Cho nên khi thay lõi bạn lại sử dụng lõi của của các thương hiệu nổi tiếng khác dẫn tới tình trạng không phù hợp về kích thước.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể mở nước ra tại cốc lọc nào nghi ngờ bị lỗi. Nếu thấy có cặn tức là lõi lọc đó đã bị lỗi. Bạn chỉ cần thay cốc lọc nước mới là được.
Lắp lõi lọc nước sai kỹ thuật
Một nguyên nhân nữa khiến màng lọc RO liên tục bị tắc nghẽn do bạn lắp lõi lọc sai kỹ thuật. Có thể bạn đã lắp sai vị trí các lõi lọc. Trong đó, lõi lọc số 2 phải là lõi có khe hở 0.05 micro, lõi số 3 là lõi có khe mở 0.01 micro.
Để nhận biết xem máy lọc nước có lắp sai kỹ thuật hay không, bạn cần mở 3 cốc lọc ra kiểm tra. Trên bề mặt của các lõi lọc sẽ có ghi rõ thông số giúp bạn nhận biết và lắp đặt cho đúng. Sau khi lắp đặt đúng thì kiểm tra lại xem tình trạng tắc còn xảy ra hay không nhé.
Tắc van nước thải
Van nước thải sau thời gian sử dụng lâu dài có thể bị tắc. Nguyên nhân do hàm lượng khoáng chất và các hợp chất trong nước thải dồn lên hộp màng RO. Nếu gặp tình trạng này thì bạn cần xem lại hoạt động của van trong quá trình thay màng thẩm thấu ngược RO. Khắc phục bằng cách thay mới van nước thải hoặc van Flow.
7. Những thương hiệu màng lọc RO chất lượng tốt nhất hiện nay
Màng lọc RO là một công nghệ lọc nước phổ biến trên thế giới. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty, nhà dân lắp đặt các
hệ thống xử lý nước tinh khiết RO
phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Điều này đã khuyến khích sự mở rộng của ngành sản xuất màng lọc RO, với sự tham gia của những công ty hàng đầu thế giới trong ngành lọc nước như: Toray (Nhật Bản), Dow Water & Process Solutions (US), Hydranautics (US), Lanxess (Đức), Toyobo (Nhật Bản) và LG Chem (Hàn Quốc), Vontron, GE,…
Trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường, người tiêu dùng sẽ được hưởng nhiều lợi ích. Các công ty sẽ tập trung đầu tư đa dạng, tạo ra sản phẩm tốt nhất trên thị trường cả về mẫu mã, thông số kỹ thuật, công suất, giá cả, vật liệu sản xuất…
Màng lọc DOW Filmtec
Màng lọc RO USA thương hiệu DOW (xuất xứ từ Mỹ) có nhiều ưu điểm trong sử dụng:
Màng có hiệu suất tốt và hoạt động lâu dài, rất phù hợp với nguồn nước chứa ô nhiễm, TDS cao.
Tận dụng các công nghệ tiên tiến, các sản phẩm Filmtec loại bỏ hiệu quả chất rắn và chất hữu cơ hòa tan hơn, sử dụng ít năng lượng.
Xử lý được cả nước mặn, nước lợ, nước ngầm.
Hoạt động rất hiệu quả ở áp suất thấp hơn.
Duy trì sự ổn định cấu trúc và pH.
Hoạt động công suất cao.
Màng lọc RO Vontron
Màng lọc RO Vontron có khả năng tách muối, chất rắn, chất hữu cơ hòa tan ra khỏi nước. Sản phẩm được sản xuất với quy trình hiện đại, cho độ chính xác, tính nhất quán, tin cậy cao.
Điều này giúp tiết kiệm đầu tư bên cạnh nhờ diện tích hoạt động 400 ft² mang lại hiệu quả làm sạch mạnh mẽ và bền bỉ nhờ dải pH rộng (2~12). Diện tích màng lớn cho phép doanh nghiệp đầu tư một hệ thống có ít màng hơn, đòi hỏi chi phí vốn thấp hơn nhưng vẫn hiệu quả sản xuất.
Vontron là một thương hiệu đáng tin cậy và được sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp xử lý nước. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong khử khoáng nước công nghiệp, sản xuất nước uống tập trung và tái sử dụng nước.
Màng lọc RO Lanxess
Màng lọc RO Lanxess có xuất xứ và nhập khẩu từ Đức, là một thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất màng lọc. Sản phẩm được sản xuất với công nghệ đột phá, khả năng làm việc bền bỉ, hiệu suất cao và cung cấp nước đầu ra tốt.
Màng có tỷ lệ loại bỏ tốt.
100% màng khô tối đa hóa hạn sử dụng.
Độ ổn định tốt khi nguồn nước có TDS cao.
Kích thước tiêu chuẩn để phù hợp với với nhiều cấp độ: màng RO công nghiệp, màng RO dân dụng.
Màng lọc RO Toray
Toray là thương hiệu màng lọc RO tại Nhật Bản, có lịch sử sản xuất lâu dài từ năm 1967. Không chỉ có RO, thương hiệu này còn tham gia vào nghiên cứu và đưa ra thị trường các loại màng UF, MF, NF, MBR.
Màng Toray được làm từ vật liệu phức hợp polyamide liên kết ngang, được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001. Với nhiều model đa dạng, sản phẩm có thể xử lý nước mặn, nước lợ hay tái xử lý nước mặn.
TM700 – có khả năng loại bỏ muối cao, cho ứng dụng cho xử lý nước có độ muối cao.
TMH và TMG – áp lực cực thấp, cho ứng dụng cho xử lý nước có độ muối thấp.
TM800 – có khả năng loại bỏ muối cao, phù hợp để xử lý nước biển.
TM800H – chịu được áp lực cao và loại bỏ muối cao, để xử lý nước mặn cao.
8. Các chỉ số đánh giá màng lọc nước RO
Các chỉ số đánh giá chất lượng màng lọc RO
Để lựa chọn mua màng lọc nước RO, bạn cần dựa trên những tiêu chí đặc trưng để quyết định sự phù hợp của màng với hệ thống chung.
Tốc độ khử muối và độ thấm của muối
Tỷ lệ loại bỏ muối: là phần trăm nồng độ của các tạp chất hòa tan được loại bỏ khỏi nước đầu vào.
Độ thấm của muối: là phần trăm tạp chất hòa tan ảnh hưởng đến màng RO.
Tỷ lệ khử muối = (Hàm lượng muối của nước sản phẩm/hàm lượng muối của nước đầu vào) × 100%.
Tỷ lệ xâm nhập của muối = 100% – tỷ lệ khử muối.
Tốc độ khử muối của màng lọc RO phụ thuộc vào mật độ của lớp khử muối trên bề mặt màng. Lớp khử muối càng dày thì tốc độ khử muối càng cao và sản lượng nước càng thấp.
Tốc độ loại bỏ các chất khác nhau dựa trên cấu trúc và trọng lượng phân tử. Tỷ lệ loại bỏ các ion của màng lọc nước RO có thể đến hơn 99%. Trong các ion đơn hóa trị như ion natri và kali, clorua, tỷ lệ loại bỏ ion clorua thấp hơn, nhưng vẫn vượt mức 98%. Tỷ lệ loại bỏ chất hữu cơ có phân tử lượng lớn hơn 100 cũng có thể đạt trên 98%.
Mức sản xuất nước (thông lượng nước)
Mức sản lượng nước (thông lượng nước) là lượng nước thấm qua màng trên một đơn vị thời gian. Thông số thường được biểu thị bằng m3/ngày đêm hoặc L/h.
Tốc độ dòng thấm: cũng là một chỉ số quan trọng của việc xử lý nước của màng lọc nước RO. Thông số đề cập đến tốc độ thấm trên một đơn vị diện tích màng. Đơn vị thường được biểu thị bằng gallon trên foot vuông mỗi ngày (GFD). Tốc độ dòng thấm quá cao sẽ làm điều này sẽ làm trầm trọng thêm hiện tượng tắc màng.
Tỷ lệ thu hồi
Tỷ lệ thu hồi của màng lọc nước RO đề cập đến tỷ lệ nước cấp được chuyển hóa thành nước sản phẩm. Chỉ số này luôn được hy vọng ở mức tối đa.
Tỷ lệ thu hồi = (lưu lượng nước sản phẩm / lưu lượng đầu vào) × 100%.
Các yếu tố ảnh hưởng của hiệu quả xử lý của màng lọc RO
Áp suất nước đầu vào
Bản thân áp lực nước đầu vào không ảnh hưởng đến tốc độ thấm muối. Tuy nhiên, gia tăng áp lực sẽ tăng lượng nước đầu ra. Khi áp suất nước đầu vào vượt quá một giá trị nhất định, thì tốc độ khử muối không còn tăng nữa.
Nhiệt độ nước đầu vào
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến áp suất vận hành, tốc độ khử muối. Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với độ thẩm thấu tăng, áp suất vận hành giảm. Khi đó, độ nhớt của nước giảm, thông lượng nước cũng tăng một cách tuyến tính. Độ dẫn nước của màng RO rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ nước đầu vào.
Mỗi khi nhiệt độ nước đầu vào tăng 1℃, thông lượng nước tăng 2.5% đến 3.0%. Nguyên nhân do độ nhớt của các phân tử nước đi qua màng giảm và hiệu suất khuếch tán tăng lên.
Độ pH của nước
Giá trị pH của nước đầu vào hầu như không ảnh hưởng đến việc xử lý nước. Nhưng ngay cả trong phạm vi cho phép, giá trị này lại có tác động lớn hơn đến tốc độ khử muối.
pH có ảnh hưởng trực tiếp đến dạng tạp chất trong nước đầu vào. Ví dụ, đối với các chất hữu cơ phân ly, tốc độ loại bỏ giảm khi giá trị pH giảm.
Mặt khác, khi pH thấp, CO2 dễ dàng hòa tan và xuyên qua màng thẩm thấu ngược. Do đó, tốc độ khử muối cũng thấp hơn.
Khi pH tăng, CO2 ở thể khí được chuyển thành ion HCO3- và CO32-, và tốc độ khử muối tăng dần.
Khi độ pH từ 7.5 đến 8.5, tốc độ khử muối đạt cao nhất.
Nồng độ muối
Hàm lượng muối càng cao, cần áp suất thẩm thấu càng tăng. Khi đó, nếu áp suất đầu vào không đổi thì sản lượng nước sẽ giảm. Hơn nữa, lúc này chênh lệch nồng độ càng lớn, tốc độ loại bỏ muối giảm.
Đối với cùng một hệ thống, hàm lượng muối nước cấp khác nhau thì áp suất vận hành và độ dẫn nước sẽ khác nhau. Khi hàm lượng muối trong nước cấp thêm 100ppm, thì áp lực nước đầu vào cần tăng khoảng 0.007 MPa.
Chất lơ lửng
Chất lơ lửng trong nước chủ yếu bao gồm các hạt. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, hệ thống màng lọc sẽ dễ dàng bị tắc nghẽn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước của hệ thống và chất lượng nước.
Tỷ lệ phục hồi
Tốc độ thu hồi có ảnh hưởng lớn đến độ sụt áp. Trong điều kiện tổng lưu lượng ổn định, tốc độ thu hồi tăng lên. Thực tế vận hành cho thấy ngay cả khi tỷ lệ thu hồi thay đổi rất nhỏ, chẳng hạn như 1%, thì tổng chênh lệch áp suất sẽ thay đổi khoảng 0,02MPa.
Tốc độ thu hồi hệ thống tăng lên sẽ làm tăng hàm lượng muối trong nước cô đặc và tương ứng tăng độ dẫn nước của sản phẩm.
Màng lọc RO là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng xử lý nước đóng chai, nước tinh khiết, nước uống, nước sản xuất,… Với nhiều thương hiệu sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và chi phí bỏ ra.
Sản phẩm được kết hợp linh hoạt cho các quy trình lọc nước và tạo nước sạch cho bất kỳ ngành nào. Tùy thuộc vào ứng dụng, công suất sử dụng, chất lượng nước đầu vào, sẽ có những loại, model sản phẩm màng thích hợp.
Chúng tôi đảm bảo cung cấp các sản phẩm chính hãng 100%, đầy đủ CO, CQ, an toàn cho ứng dụng nước uống. Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ nào trong việc tìm kiếm màng RO của mình, hãy cho chúng tôi biết để được tư vấn miễn phí!